Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh khó khăn
Trưa 28.2, tức đúng 1 ngày trước cuộc đại chiến, CLB Bình Phước thông báo chia tay HLV Nguyễn Anh Đức. Đại diện đội bóng cho biết chiến lược gia quê Bình Dương xin từ chức, bất chấp ban lãnh đạo mong muốn 2 bên tiếp tục đồng hành. Đây là quyết định rất bất ngờ với giới chuyên môn bởi sau trận thua 0-1 trước CLB Ninh Bình ở vòng 9 giải hạng nhất mùa này, HLV Anh Đức vẫn tỏ ra lạc quan, khẳng định rằng cuộc đua vẫn chưa kết thúc và ông cùng các học trò sẽ chiến đấu hết mình.Rất có thể, CLB Bình Phước sẽ chiêu mộ một HLV đẳng cấp hơn, có bản thành tích ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc chia tay HLV Anh Đức ở thời điểm quá nhạy cảm này mang đến nỗi lo lắng cho người hâm mộ đội bóng. CLB Bình Phước đang rất cần một chiến thắng để vực dậy tinh thần vốn bị ảnh hưởng phần nào sau thất bại trước CLB Ninh Bình. Một HLV mới khó lòng tạo ra sự khác biệt ngay lập tức, trong khi đó, HLV Anh Đức đã là người đồng hành cùng đội bóng từ những ngày đầu. Ông hiểu từng điểm mạnh, điểm yếu của các cầu thủ để đưa ra những phương án sử dụng nhân sự, chiến thuật tối ưu nhất, nhằm hướng đến chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh là CLB PVF-CAND. Một điểm đáng lo nữa với CLB Bình Phước là khả năng ra sân của Công Phượng vẫn còn đang bỏ ngỏ. Anh dính chấn thương căng cơ khép đùi trong trận gặp CLB Đồng Nai ngày 19.1, cần khoảng 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là nếu giai đoạn hồi phục diễn ra suôn sẻ, tiền đạo quê Nghệ An sẽ trở lại ở cuộc chạm trán đội PVF-CAND. Tuy nhiên, đến giờ thì Công Phượng lẫn CLB Bình Phước vẫn chưa cho thấy tín hiệu về việc mình sẵn sàng thi đấu. Nếu tiền đạo này không góp mặt, khó khăn dành cho CLB Bình Phước sẽ là rất lớn bởi đội bóng này đang rất thiếu một cầu thủ có thể kéo bóng, dẫn dắt lối chơi, tạo đột biến… Vắng Công Phượng, những tiền đạo giỏi, dày dạn kinh nghiệm thi đấu tại V-League như Lê Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài cũng chẳng có cơ hội nào để được dứt điểm. Điều này được thể hiện trong trận thua CLB Ninh Bình. Rõ ràng, bài toán phụ thuộc vào Công Phượng vẫn đang chưa có lời giải. Bên kia chiến tuyến, phong độ của CLB PVF-CAND cũng đang rất ấn tượng với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, trong đó có 3 trận giữ sạch lưới, ghi 6 bàn thắng và chỉ để lọt lưới 1 lần. Trong đó, người góp công lớn là tiền vệ Martin Lò với 1 bàn thắng, 2 kiến tạo. Đây là nhân tố mà CLB Bình Phước cần phải đặc biệt dè chừng. Ngoài ra, CLB PVF-CAND còn có sự gắn kết khi sử dụng một loạt cầu thủ trẻ, chơi bóng với nhau khi còn nhỏ. Trong bối cảnh CLB Ninh Bình có sức mạnh vượt trội, dẫn đầu bảng với 10 trận thắng sau 10 trận và chưa cho thấy dấu hiệu chững lại, CLB Bình Phước và PVF-CAND, 2 đội đang có cùng 20 điểm, cần tính toán đến việc cạnh tranh vị trí thứ 2, tương đương với suất đá play-off thăng hạng với đội bóng đứng áp chót tại V-League. Vì thế, đội bóng xứ hạt điều cần phải nỗ lực hết mình để vực dậy tinh thần, nhất là sau khi chia tay HLV Anh Đức. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Vói tính chất quan trọng của một trận đấu ảnh hưởng đến tấm vé đá trận play-off, VAR sẽ được áp dụng trong cuộc đối đầu giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND. Đây là trận thứ 2 VAR được áp dụng ở giải hạng nhất, sau trận đấu giữa CLB Bình Phước và Ninh Bình trên sân Bình Phước.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnCha mẹ làm gì khi một ngày biết con 'kết bạn' cùng giới, thuộc cộng đồng LGBT?
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Top 5 kem chống nắng Niacinamide bảo vệ tối ưu cho da sáng mịn
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu, liên quan đến giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Kết quả điều tra bước đầu xác định có hơn 2.600 bị hại, với số tiền đã nạp khoảng 50 triệu USD. Khi mới tham gia, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản.Nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản gieo hy vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến khi nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn.Tiến sĩ - thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, cho rằng thủ đoạn phạm tội của đường dây lừa đảo Mr.Pips không mới, đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Điểm mấu chốt khiến nạn nhân sập bẫy là sự thiếu hiểu biết cộng với tâm lý muốn làm giàu nhanh.Sau khi tạo ra sàn giao dịch quốc tế giả mạo, tiền ảo hoặc ngoại hối, các đối tượng sẽ lên kịch bản để tìm kiếm, lôi kéo người tham gia. Chiêu trò dễ thấy nhất là tạo dựng hình ảnh giàu có, thành công giả tạo, bằng việc khoe mẽ nhà lầu, xe sang trên mạng xã hội. Nếu thiếu kiểm chứng, không ít người cảm thấy choáng ngợp, thậm chí thán phục, rồi rơi vào tầm ngắm.Tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng sẽ tung chiêu "lãi khủng", hứa hẹn lợi nhuận cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng, chỉ trong thời gian ngắn và không cần tốn nhiều công sức. Nhưng thực tế cho thấy, bất kỳ hình thức đầu tư nào mà cam kết lãi suất cao, ổn định và không rủi ro thì đều có dấu hiệu lừa đảo.Một điểm cần lưu ý nữa, nạn nhân thông thường bị dụ dỗ tham gia các nhóm kín trên Telegram hoặc Zalo để chia sẻ "bí quyết đầu tư". Những nhóm này gồm nhiều tài khoản ảo do đối tượng lừa đảo tạo ra, liên tục tung hô nhau. Đối tượng cũng thường xuyên dùng các khái niệm chuyên ngành mơ hồ, tạo ra "mê cung" đánh lừa nạn nhân, nhất là những người không am hiểu tài chính. "Ban đầu, nạn nhân bị dụ bằng những gói đầu tư giá trị nhỏ, nhanh chóng sinh lời và rút tiền dễ dàng. Tiếp đó, nạn nhân sẽ bị mồi chài để nạp thêm tiền hoặc nâng cấp tài khoản. Đây là dấu hiệu rõ ràng của lừa đảo", thượng tá Hiếu phân tích.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định các vụ lừa đảo tài chính trực tuyến ngày càng tinh vi. Đối tượng thường lợi dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin, khi ai cũng có điện thoại thông minh.Thông qua các nền tảng mạng xã hội, việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn bao giờ. Các đối tượng lừa đảo dựng kịch bản, lập hội nhóm, mời chào, tư vấn, từng bước dụ dỗ người tham gia. Nạn nhân vì tin tưởng đây là các sàn giao dịch quốc tế uy tín nên xuống tiền mà không hề mảy may. Nhiều đường dây lừa đảo tài chính trên không gian mạng còn có thể can thiệp vào kết quả đầu tư, thắng hay thua đều do đối tượng cầm đầu quyết định.Để ngăn chặn thủ đoạn lừa đảo, thượng tá Đào Trung Hiếu kiến nghị cơ quan chức năng siết chặt hoạt động quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo liên quan đến đầu tư tài chính trên mạng xã hội; phối hợp với các nền tảng như TikTok, Facebook, YouTube gỡ bỏ và xử lý kịp thời các tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.Đồng thời, công khai danh sách các sàn giao dịch, công ty, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo để người dân biết và tránh xa. Thường xuyên đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo mới; tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức tài chính, đầu tư cho người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và người trẻ; phát triển các chương trình giáo dục về đầu tư an toàn trong nhà trường…Vị thượng tá cũng kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và tăng mức xử phạt đối với tội phạm lừa đảo công nghệ cao; truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng cầm đầu để tạo sự răn đe, phòng ngừa.Về phía người dân, ông Hiếu khuyến cáo chỉ nên tham gia đầu tư khi đã có hiểu biết rõ ràng về sản phẩm tài chính và thị trường, có thể tham khảo kiến thức từ các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý hoặc cơ quan quản lý nhà nước.Cần cảnh giác với những lời kêu gọi, hứa hẹn lãi suất cao, không có kênh đầu tư nào vừa sinh lời nhanh lại vừa an toàn tuyệt đối.Khi đầu tư vào bất cứ sàn giao dịch nào, phải xác minh giấy phép hoạt động; chỉ đầu tư vào các sàn giao dịch có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức quốc tế uy tín cấp, tránh các sàn giao dịch nước ngoài không rõ nguồn gốc hoặc không chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Thị trường ô tô tìm lại nhịp tăng trưởng, sức mua vẫn yếu
Chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân, hội bạn 4 người của anh N.T.T "khóc ròng" kể lại hành trình chông gai của chuyến du lịch Đà Lạt đầu năm mới mà bị lừa đặt phòng khách sạn liên tiếp tới 2 lần. Theo đó, anh T. đã đặt và nhận phòng tại 1 khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cuối tuần qua. Thay đổi lịch trình, anh T. lên Facebook tham khảo và tìm được 1 khách sạn cũng giới thiệu 5 sao, rất đẹp. Liên hệ qua Fanpage, nhân viên khách sạn thông báo còn phòng nhưng vì đông khách nên yêu cầu thanh toán trước. Do trên Fanpage chạy rất nhiều bài quảng cáo rầm rộ với nhiều lượt thích và bình luận nên anh N.T.T cũng không nghi ngờ gì, chuyển tiền rồi hào hứng cho hành trình trải nghiệm 1 chỗ ở mới. Thế nhưng, khi nhóm bạn có mặt tại khách sạn nêu trên thì ngỡ ngàng nhận thông tin khách sạn không còn phòng, trang Facebook đó là giả mạo. Vội lên tìm thêm 1 khách sạn khác, nhóm bạn này tiếp tục nhận thông tin còn phòng và yêu cầu trả tiền trước. Rút kinh nghiệm, 4 người bắt taxi tới tận nơi để hỏi phòng thì được nhân viên khách sạn thông báo đã hết phòng và cũng "không biết gì về trang Facebook trên"."Bọn tôi đăng video này khi đang trên taxi đi lòng vòng kiếm khách sạn. Mùa này cao điểm, chỗ nào cũng báo hết phòng, mà còn bị lừa thế này nữa. Quá khổ! Trang Facebook của các khách sạn, homestay kia đều được chạy quảng cáo rầm rộ, trông đáng tin lắm. Mọi người nhớ thận trọng không lại mất tiền oan và rơi vào cảnh bơ vơ như chúng tôi" - anh N.T.T chia sẻ.Tương tự, anh Trần Tiến (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng suýt mắc bẫy trang quảng cáo khách sạn lừa đảo ở Đà Lạt với chiêu thức tương tự. Tuy nhiên, do nhân viên tư vấn cứ nằng nặc đòi chuyển tiền sớm vào tài khoản cá nhân nên anh Tiến sinh nghi, tìm kiếm kiểm tra lại thông tin thì mới tìm được trang web chính thức của căn biệt thự đó và họ báo đã không còn nhận khách.Không chỉ cơ sở lưu trú, Thanh Niên còn nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng giả mạo trang web bán vé máy bay để lừa đảo chiếm đoạt tiền. "Họ lập hẳn trang web vebaytet.com, tôi tìm hiểu thì có đến 4 trang web kiểu như vậy. Mình đặt vé trên đó xong bọn họ sẽ gọi điện, cho số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Chuyển xong thì họ báo lý do là mình ghi dư chữ "thanh toán vé máy bay", chỉ được ghi nội dung là mã vé được cung cấp. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền thêm 1 lần nữa mới trả lại tiền đã chuyển lúc nãy, rồi vòng vo, nói không làm theo thì không hỗ trợ hoàn tiền luôn. Vé tết trên đó bán giá cũng rẻ hơn bình thường, tôi mua 3 vé, mất gần 6 triệu đồng thôi. Nhưng nghĩ tới việc họ chủ đích lừa đảo vậy thì tết này chắc sẽ gom được nhiều của bà con có nhu cầu về quê" - chị T.H (ngụ TP.HCM) kể lại câu chuyện vừa bị lừa.Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airlines và cơ quan chức năng cũng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.Cụ thể, một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng như sau: vietnamairslines.com; vietnamaairlines.com; vietnamairlinesvn.com. Các website này có tên địa chỉ gần giống, khó phân biệt so với website chính hãng của Vietnam Airlines (https://www.vietnamairlines.com) bởi chỉ khác một số chữ cái, hành khách tinh ý mới có thể nhận ra được. Chưa kể, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé bay sẽ nhận được mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay làm thủ tục.Một hình thức khác phải kể đến đó là các đối tượng lừa đảo, mạo danh đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, khách sau khi thanh toán chỉ nhận được mã đặt chỗ chứ đại lý không xuất vé.Cá biệt, một số đối tượng gửi email hoặc tin nhắn thông báo rằng khách hàng đã "trúng thưởng" hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập vào đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán.Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé (chịu mất phí hoàn vé) và chiếm phần lớn tiền vé người mua đã chi trả. Tinh vi hơn, khi khách nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Tuy nhiên sau đó ít ngày, người đặt vé này sẽ gửi yêu cầu tới hãng hàng không để xin hoàn vé. Như vậy, với mỗi vé bay, kẻ lừa đảo có thể bán đi bán lại cho nhiều người khác nhau và người mua sẽ chịu thiệt hại, ảnh hưởng đến lịch trình kế hoạch đi lại.Đánh giá tình trạng lừa đảo vé máy bay đã diễn ra nhiều năm, dù cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xóa triệt để hiện tượng này, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết các website này không phải kênh bán hay đối tác chính thức của Vietnam Airlines, hành khách mua vé từ đây sẽ không được đảm bảo quyền lợi, có thể mua phải vé giả, vé bị nâng giá…Trong thời gian qua, Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về: sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines, bản quyền thiết kế giao diện website, công bố thông tin; đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines.Để không mua phải vé giả, vé bị nâng giá trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các hãng hàng không đều khuyến nghị khách hàng mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng. Khách hàng mua vé bay trên website cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của hãng hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài nếu cần được giải đáp, hỗ trợ trực tiếp liên quan đến đặt chỗ, mua vé. Nếu nhận được những lời chào hàng về vé máy bay quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé mà kiểm tra lại vì có thể đó là chiêu trò của các đối tượng xấu với mục đích lừa đảo.Hiện nay, Vietnam Airlines chỉ có một website chính thức là www.vietnamairlines.com. Thông tin liên hệ phòng vé và danh sách các đại lý chính thức của Vietnam Airlines cũng được cập nhật trên website tại mục Đại lý (ở chân website). Khi mua vé, khách hàng cần yêu cầu nơi bán cung cấp hóa đơn theo đúng quy định. Đây là chứng từ quan trọng dùng để bảo vệ quyền lợi cho hành khách.